Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2009

Đồng bào cả nước đón mừng Tết độc lập dân tộc

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt toàn Đảng, Chính phủ và quốc dân đồng bào trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập trong cuộc Mít tinh trước hàng chục vạn quần chúng tại Quảng trường Ba Đình, Thủ đô Hà Nội, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

Sau hàng nghìn năm tồn tại dưới chế độ phong kiến hà khắc, hàng trăm năm chuyên chế đô hộ của thực dân đế quốc, sau bao cuộc chiến tranh đổ máu, dân tộc Việt Nam mới có ngày Tết độc lập. Ngày 2 tháng 9 năm 1945 đã vào lịch sử như một mốc son chọi lọi, trở thành một ngày lịch sử đặc biệt ý nghĩa và thiêng thiêng của dân tộc. Ngày đó đã trở thành Ngày Tết độc lập của toàn thể dân tộc Việt Nam trên khắp mọi miền đất nước. Quảng trường Ba Đình lịch sử trở thành địa chỉ văn hoá lịch sử cách mạng tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội, của đất nước và dân tộc Việt Nam.

Đối với dân tộc Việt Nam, sau Tết cổ truyền dân tộc thì Tết Độc lập được coi là ngày Tết thứ 2 của đất nước, của dân tộc. 64 năm qua, Ngày Tết độc lập luôn được duy trì, trở thành nét đẹp văn hoá chính trị của dân tộc Việt Nam. Những ngày này, khi đất nước vào thu thì không khí đón mừng Tết Độc lập trên khắp miền đất nước thật tưng bừng, náo nức. Trên khắp các nẻo đường từ xã, bản, thôn, sóc đến các trung tâm thị trấn, thị xã, thành phố nơi đâu cũng rực rỡ cờ, hoa, khẩu hiệu, panô áp phich, cổng trào để cổ động tuyên truyền. Trở thành một hoạt động thường niên đối với gia đình là trang hoàng nhà cửa thêm phần sạch sẽ, treo cờ Tổ quốc, treo ảnh Bác Hồ; mỗi bữa cơm gia đình cũng thêm phần tương tất hơn, đầm ấm hơn.

Đặc biệt, trên các vùng miền đất nước đã đồng loạt tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ thể dục thể thao, Lễ mit tinh để thiết thực Kỷ niệm ngày Tết đốc lập. Vui nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số; họ mặc những bộ quần áo truyền thống đẹp nhất, tổ chức các Lễ hội truyền thống như tô thắm thêm sắc màu của núi rừng hùng vĩ. Nhiều đồng bào dân tộc vùng Tây Bắc, Tây Nguyên đã tổ chức đón Tết Độc lập linh đình hơn Tết Cổ truyền, bởi theo quan niệm của đồng bào, Tết Độc lập là đem lại tự do, hoà bình, cuộc sống yên.

Thủ đô Hà Nội sẽ cờ hoa sắc màu, tấp nập hơn, đông vui hơn đón đồng bào, nhân dân, khách nước ngoài đến thăm quan, về viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, thăm Quảng trường Ba Đình lịch sử, nơi 64 năm trước đã diễn sự kiện đặc biệt này. Các công viên, khu vui chơi giải trí nhộn nhịp hơn thường ngày. Với nhu cầu và đời sống được nâng cao, nhân dân cả nước có điều kiện tham gia vào các hoạt động Kỷ niệm Ngày Tết độc lập và đi thăm viếng, đi du lịch, giải trí, cũng là thể hiện tấm lòng đối với đất nước, dân tộc, đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và kính yêu.
Kiều bào đang sinh sống, công tác, học tập tại nước ngoài cũng sẽ tổ chức các hoạt động thiết thực để nhớ về quê hương đất nước với lòng tự hào và lòng biết ơn sâu sắc nhất.

Tháng 9 mùa Thu năm 2009 là thật đặc biệt, khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân Kỷ niệm 40 năm thực hiện di chúc của Bác Hồ kính yêu; Kỷ niệm 64 năm tiếng vọng lịch sử của Bản tuyên ngôn độc lập. Bốn mươi năm qua, tư tưởng Hồ Chí Minh, tấm gương đạo đức sáng ngời và Di chúc thiêng liêng của Người đã dẫn dắt, soi đường toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vượt qua khó khăn, thử thách, tiến lên giành thắng lời vẻ vang trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Cả cuộc đời, Bác một lòng vì dân vì nước, không gợn chút riêng tư; là tấm gương ngời sáng về tinh thần thi đua yêu nước, về đạo đức cách mạng chân chính. Cả cuộc đời bôn ba đi tìm đường cứu nước, tìm ra chân lý cách mạng mà tiêu biểu nhất là kết tinh thăng hoa trong Bản tuyên ngôn độc lập mùng 2 tháng 9 năm 1945.

Mỗi người dân Việt đều tự hào về Ngày Tết độc lập dân tộc. Được chứng kiến, được sống, được lao động, học tập, công tác của một đất nước hoà bình độc lập. Điều quan trọng nhất là tinh thần thi đua để bảo vệ nền độc lập, tự do và phát triển toàn diện./.

Năm học 2008 - 2009, diễn ra trong bối cảnh có nhiều sự kiện ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến công tác đào tạo cán bộ và nghiên cứu khoa học của Học viện Chính trị - Hành chính khu vực II. Việc hợp nhất Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Học viện Hành chính quốc gia đã tác động đến hệ thống Học viện, gây ra những khó khăn nhất định, nhưng đồng thời cũng đem lại nhiều thời cơ mới, quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của Học viện.

Sample Image Năm học 2008 - 2009, Học viện Chính trị - Hành chính khu vực II luôn nhận thức rõ vai trò quan trọng của công tác tổ chức - cán bộ trong điều kiện hiện nay, từ đó xác định lấy năm học 2008 - 2009 là năm đẩy mạnh công tác cán bộ; Với quyết tâm cao của lãnh đạo, cùng với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Học viện Chính trị - Hành chính khu vực II đã phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; Thường xuyên kiện toàn bộ máy theo hướng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Trong năm học qua, Học viện đã thành lập mới 2 đơn vị trực thuộc Văn phòng là Đội xe và Tổ Xây dựng cơ bản. Bộ máy Học viện hiện có 14 Khoa, 03 Ban, 01 Văn phòng, 01 Trung tâm, 01 Tạp chí, 04 Phòng trực thuộc Giám đốc, 07 đơn vị trực thuộc Văn phòng. Các đơn vị hoạt động đúng chức năng và thực hiện nhiệm vụ năm học theo chương trình hành động của từng đơn vị được xây dựng từ đầu năm học. Tổng số lớp trong năm 2008 - 2009 có 56 lớp với 5098 học viên, trong đó: 28 lớp với 2894 học viên từ năm học 2007 - 2008 chuyển sang; Khai giảng mới 28 lớp với 2177 học viên; Số lớp ra trường 30 lớp với 2540 học viên; Chuyển sang năm 2009 - 2010: 26 lớp với 2558 học viên; Phối hợp với các địa phương mở 02 lớp công tác tổ chức với 250 học viên; 01 lớp cán bộ làm công tác kiểm tra với 271 học viên. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ luôn được thường xuyên quan tâm, thực hiện kế hoạch quy hoạch giới thiệu nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý đảm bảo công khai, dân chủ, đúng quy trình. Sample Image



Việc đổi mới phương pháp đào tạo với việc sử dụng phương pháp dạy - học theo hướng phát huy tính tích cực của người học đã được triển khai mạnh mẽ trong thời gian qua, tạo ra được phong trào tích cực học tập ở học viên. Học viện đã tổ chức tốt các phong trào thi đua trong hoạt động giảng dạy và học tập như: Đợt thi giảng với qui mô và phương thức có nhiều đổi mới, bước đầu tạo sự chuyển biến tích cực cả về nhận thức cũng như hành động trong đội ngũ giảng viên, phong trào thi đua học tập và rèn luyện trong học viên được các lớp tham gia tích cực.


Với việc thực hiện chương trình hành động “Nói không với tiêu cực trong thi cử”, với chủ trương “học thật, thi thật” đã đạt được kết quả bước đầu và đang phát triển theo chiều hướng tích cực, từng bước xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Học viện; tình trạng tiêu cực trong thi cử đã giảm nhiều, bệnh thành tích trong học tập đã được ngăn ngừa và khắc phục một cách đáng kể. Công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ngày càng chặt chẽ hơn. Từ đầu năm học, các đơn vị đã xây dựng kế hoạch hoạt động khoa học, từ đó hình thành kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học toàn Học viện. Năm học vừa qua, Học viện đã nghiệm thu được 02 đề tài cấp Bộ, 06 đề tài đang triển khai thực hiện. Hiện nay, đang tiến hành làm hồ sơ đấu thầu 04 đề tài cấp Bộ, 01 đề tài cấp Nhà nước; Nghiệm thu 19 đề tài cấp cơ sở, 17 đề tài đang triển khai thực hiện. Trong kế hoạch năm 2009 các đơn vị đã đăng ký 30 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, chọn 20 đề tài đăng ký ở Học viện Trung tâm. Tổ chức 07 cuộc Hội thảo cấp cơ sở, trong đó có 02 cuộc Hội thảo cấp Học viện Khu vực, 05 cuộc Hội thảo chuyên ngành của các khoa. Các cuộc Hội thảo ngày càng có chất lượng, góp phần nâng cao trình độ nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ, giảng viên và dần mở rộng ảnh hưởng tới các địa phương phía Nam. Xuất bản 01 đầu sách tài liệu tham khảo với số lượng 2000 cuốn. Tái bản 13 đầu sách với số lượng 22.000 cuốn. Tạp chí Khoa học Chính trị đã phát hành 12.200 cuốn, trung bình 2000 cuốn/kỳ. Bổ sung được 460 đầu sách với 2057 bản (cuốn) sách các loại, phục vụ được 2054 lượt bạn đọc (trong đó cho mượn 942 tên sách các loại, có cả đề cương, giáo trình các loại). Bên cạnh đó, Học viên rất coi trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, nghiên cứu khoa học và đào tạo. Hoạt động công nghệ thông tin luôn được duy trì, bước đầu đáp ứng được yêu cầu cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và quản lý, từng bước tạo môi trường làm việc trên mạng. Hoạt động hợp tác quốc tế được mở rộng đối tác cũng như ký kết các văn bản hợp tác. Năm học 2008 - 2009, Học viện đã tổ chức 02 Đoàn ra nước ngoài dự Hội thảo khoa học và nghiên cứu thực tế; Đón tiếp 02 Đoàn khách Trung Quốc (Đoàn cán bộ của Học viện Hành chính Thượng Hải và Trường Đảng Bắc Kinh). Mặt khác, Học viện luôn chú trọng đến việc trang thiết bị, bảo trì, sửa chữa và xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Công tác vệ sinh môi trường luôn được đảm bảo, công tác y tế luôn hoàn thành tốt chuyên môn phục vụ cán bộ, công nhân viên và học viên với tinh thần trách nhiệm cao. Công tác tài chính luôn luôn được kiểm tra, không thiếu hụt, thất thoát.



Công tác thi đua luôn được chú trọng, với chủ trương đưa công tác thi đua trở thành công cụ quản lý, Ban Giám đốc chỉ đạo bằng các biện pháp cụ thể, đến nay công tác này dần đi vào thực chất và có nhiều tiến bộ. Đầu năm học 2008 - 2009, Học viện đã ban hành quy định cụ thể về tiêu chuẩn thi đua, thường xuyên theo dõi ghi nhận tình hình các mặt hoạt động của từng cá nhân, từng đơn vị trong toàn Học viện để có cơ sở đánh giá chính xác kết quả thi đua. Kết quả bình xét thi đua năm học 2008 - 2009 có 186 cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”, đạt tỷ lệ 70%; 21 đơn vị đạt danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến”, đạt tỷ lệ 72%.


Trên cơ sở kết quả đã đạt được trong năm học 2008 - 2009, căn cứ tình hình thực tế của Học viện Chính trị - Hành chính khu vực II và bối cảnh chung của hệ thống Học viện, năm học 2009 - 2010, Học viện tiếp tục tập trung kiện toàn bộ máy theo chủ trương của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh và kết luận của Ban Bí thư; Đẩy nhanh tiến độ xây dựng chiến lược cán bộ đến năm 2020; Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ. Đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo chiều sâu, kiên quyết thực hiện chương trình hành động “Nói không với tiêu cực trong thi cử”, xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh; Hoàn thành tốt kế hoạch đào tạo theo chỉ tiêu phân bổ của Ban Tổ chức Trung ương. Thực hiện chương trình đào tạo Cao cấp lý luận chính trị - hành chính theo Quyết định 1190/QĐ-HVCT-HCQG ngày 16/5/2008 của Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; Nâng cao chất lượng đi nghiên cứu thực tế của các lớp tập trung; Thực hiện tin học hoá các khâu trong quản lý đào tạo. Đẩy nhanh tiến độ triển khai, thực hiện chiến lược nghiên cứu khoa học của Học viện. Cân đối cơ cấu và bổ sung các loại sách, tài liệu đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập; Thực hành tiết kiệm trong mua tài liệu; Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, thực hiện các chế độ tự chủ tự chịu trách nhiệm. Tiếp tục thực hiện chương trình hành động “Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và tham nhũng”; Đảm bảo công tác hạch toán kế toán, sổ sách chứng từ đúng Luật Ngân sách; Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình sửa chữa, xây dựng cơ bản. Nâng cao chất lượng bài viết Tạp chí Khoa học chính trị; Tiếp tục hoàn thiện và đổi mới công tác thi đua; Chủ động mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra...
Nhìn chung năm học 2008 - 2009, các hoạt động của Học viện Chính trị - Hành chính khu vực II đã đi vào nền nếp, có chuyển biến tích cực góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học, tạo tiền đề thuận lợi cho năm học 2009 - 2010.

LỚP C30